Động cơ Selsyn

Đăng lúc: Thứ năm - 21/02/2013 10:55 - Người đăng bài viết: Hai Vuong
Hệ thống đồng bộ góc quay Selsyn

Hệ thống đồng bộ góc quay Selsyn

Một thiết bị mang tên Selsyn (viết tắt của Self-synchronous, có nghĩa là tự đồng bộ) được phát minh ra vào năm 1925. Nó bao gồm một hệ thống ở đó một máy phát và một động cơ được kết nối với nhau bằng dây dẫn và góc quay hay vị trí quay của máy phát được truyền đến động cơ tức thì. Máy phát và động cơ cũng có tên gọi khác là bộ phát (transmitter) và bộ thu (receiver).

Hệ thống đồng bộ góc quay Selsyn 

Một thiết bị mang tên Selsyn (viết tắt của Self-synchronous, có nghĩa là tự đồng bộ) được phát minh ra vào năm 1925. Nó bao gồm một hệ thống ở đó một máy phát và một động cơ được kết nối với nhau bằng dây dẫn và góc quay hay vị trí quay của máy phát được truyền đến động cơ tức thì. Máy phát và động cơ cũng có tên gọi khác là bộ phát (transmitter) và bộ thu (receiver).
 
Bo thu va phat tin hieu Selsyn
Bộ thu và bộ phát tín hiệu Selsyn
 
Vào khoảng năm 1942 - 1943, thuật ngữ Synchro được sử dụng phổ biến và thay thế cho tên Selsyn.
Tính năng của hệ thống Synchro là truyền thông tin góc quay từ vị trí này tới vị trí khác tức thời và chính xác mà không cần sử dụng các kết nối cơ học. Thông tin được truyền dẫn nhờ tín hiệu điện, nguồn tiêu thụ thấp, điện áp và tần số truyền dẫn được thiết đặt cho từng ứng dụng và thiết bị khác nhau - linh hoạt, chính xác, an toàn và tránh được các yêu cầu bảo dưỡng hệ thống phức tạp.
 
Sơ đồ điện của thiết bị synchro (thu và phát)
Sơ đồ điện của thiết bị synchro (thu và phát)
 
Các hệ thống Synchro đầu tiên được sử dụng trong hệ thống điều khiển của kên đào Panama để truyền các vị trí van và khóa, mức nước tới trung tâm điều khiển. Sau đó trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các hệ thống Synchro được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điều khiển phóng hỏa để truyền thông tin góc quay từ trạm phóng tới máy tính điều khiển và truyền góc quay (vị trí) mong muốn trở lại trạm phóng.
Các hệ thống Synchro được thiết kế cho ứng dụng trên mặt đất thường hoạt động ở tần số 50Hz và 60Hz (thông dụng ở các quốc gia) trong khi các hệ thống như vậy ứng dụng trong tàu thủy và hàng không vũ trụ hoạt động ở tần số400Hz (tần số của máy phát điện).
 
Sơ đồ kết nối bộ phát và bộ thu trong hệ thống synchro
Sơ đồ kết nối bộ phát và bộ thu trong hệ thống synchro


 
Nguồn điện cho các hệ thống Synchro là 1 pha và 3 pha. Với các hệ thống 1 pha, bộ phát và bộ thu có 5 đầu nố: 2 cho cuộn kích từ (thường là điện áp nguồn) và 3 cho truyền tín hiệu vào/ra. 3 đường dây này chính là đường bus dữ liệu truyền dẫn tới các thiết bị đồng bộ khác trong hệ thống. Các hệ thống 3 pha có nguồn cung cấp mạnh hơn, và hoạt động tương đối ổn định hơn các hệ thống một pha.
Ở Việt Nam, các hệ thống synchro nhỏ đang được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống lái tàu thủy với nhiều lựa chọn về điện áp và tần số khác nhau.
 
Tác giả bài viết: Công ty TNHH Thiết Bị Tân An Phát
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spam Thay mới